Sâu bệnh hại mía & biện pháp phòng tránh hiệu quả


Cây mía dù dễ trồng nhưng nếu không phòng trừ sâu bệnh tốt thì năng suất sẽ thấp và chất lượng không cao. Bà con cần nắm được các loại sâu bệnh hại mía thường gặp và các biện pháp phòng trừ.

Bọ trĩ hại mía

Bọ trĩ là một trong những loại sâu bệnh hại mía mà bà con cần chú ý, chúng ẩn nấp bên trong lá ngọn để hút chất dịch. Lá mía bị hại nặng có màu vàng hoặc đỏ và không xòe ra được rồi khô chết.

Thời kỳ khô hạn là lúc bọ trĩ phát sinh và gây hại mạnh do khô hạn làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của mía như lá ngọn tỏa ra chậm thì càng lợi cho bọ trĩ gây hại.

Sâu đục thân hại mía

Sâu đục thân mía có 2 loại là loại sâu đục thân chấm đen và sâu đục thân mình hồng. Sâu đục thân chấm đen có đặc điểm là màu vàng sáng, trên lưng mỗi đốt có 4 chấm đen. Khi thành trùng là bướm màu vàng nâu, trên cánh có chấm đen, cánh dưới màu trắng. Sâu đẻ trứng ở phiến dưới lá thành 2 hàng chồng lên nhau. Sau khi nở khoảng 2 tuần, sâu chui xuống bẹ lá, cũng có khi làm nhộng trong cây mía.

Sâu thường gây hại trên cây mía vào đầu thời kỳ cây mía được 1-2 lóng. Cây mía bị sâu đục có thể bị héo ngọn, gãy ngang thân cây hoặc bị cằn cỗi không phát triển được. Khi ngọn mía bị gãy, các chồi sẽ lên nhiều và trở thành chồi không có tác dụng, năng suất giảm.

Việc phòng trừ sâu đục thân tương đối khó khăn. Để hạn chế sự gây hại của loại sâu này, bà con nên chọn giống kháng sâu đục thân mía. Trước khi trồng cần chuẩn bị kỹ đất trồng, xung quanh ruộng trồng mía cần làm sạch cỏ dại, tàn dư thực vật, nếu phát hiện ổ trứng cần đem đi tiêu hủy.

Sau khi trồng mía, bà con cần bón phân đầy đủ, chăm sóc làm cỏ kịp thời. Những ruộng mía để lưu gốc vụ sau khi thu hoạch xong phải vệ sinh xử lý triệt để mầm mống sâu bệnh.

Rệp sáp hại mía

Rệp sáp hại mía thường xuất hiện vào khoảng tháng 6-7 trong năm. Rệp non thường bám vào đốt mía phía trong bẹ lá, chúng chích hút chất dinh dưỡng. Rệp tiết ra chất ngọt nên tạo điều kiện cho bệnh muội và nhiều loại kiến ăn mật cùng cộng sinh với rệp và giúp rệp phát tán.

Để phòng trừ rệp sáp, bà con cần chọn hom mía sạch rệp, bóc bẹ lá và ngâm nước vôi trước khi trồng. Không trồng xen kẽ các vụ mía. Nếu thấy rệp sáp nhiều thì bà con tiến hành bóc lá và dùng tay để giết rệp hoặc dùng thuốc Supracid 40ND pha với nước, nồng độ 0,1-1,15% phun ướt đẫm khắp thân và lá mía bị bệnh.

Bệnh đốm vòng hại mía

Bệnh đốm vòng hại mía thường gặp trên các lá già ở cuối thời kỳ sinh trưởng của cây mía, bệnh xuất hiện với dấu hiệu đầu tiên là những chấm hình thoi hoặc hình bầu dục.

Kích thước từ 2-3, 5-10mm; màu xanh thẫm, màu nâu sau chuyển sang màu đỏ nâu, bệnh phát triển mạnh có viền vàng bao quanh.

Vết bệnh đốm vòng phân bố không quy tắc, phát triển dần và hợp thành từng đám lớn, giữa vết bệnh khô chết và có nhiều chấm đen. Bệnh rất hay gặp trên cây mía và nó thường hại lá già.

Để phòng bệnh này, bà con nên chọn giống kháng bệnh.

Bệnh than hại mía

Bệnh than là một trong những bệnh rất hay gặp trên cây mía, cây mắc phải bệnh này sẽ bị giảm năng suất. Bệnh thường gặp ở hầu hết các vùng trồng mía.

Tác hại: Cây bị bệnh trở nên còi cọc, biến dạng từ ngọn đâm roi dài tới hàng mét, uốn cong xuống được bọc bởi một màng mỏng trắng, trong chứa đầy bao tử nấm dần dần chuyển sang màu đen. Bào tử nấm khi chín dễ dàng bung ra và bay theo gió, nước mưa, lây lan qua các vùng mía khác.

Bào tử nấm luôn tồn tại trong đất, khi có điều kiện thuận lợi thì chúng sẽ phát triển gây hại. Cây mía bị bệnh than thường đẻ rất nhiều nhánh.

Để phòng bệnh than trên cây mía, bà con nên chọn giống kháng bệnh. Trước khi trồng, bà con cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, làm đất kỹ. Với những ruộng mía để lưu gốc sang vụ sau thì bà con nên tiến hành vệ sinh, xử lý loại trừ mầm mống của bệnh. Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, nếu phát hiện cây bị bệnh phải chặt gom ra khỏi ruộng, đốt chôn vùi sâu không để lây lan.

Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây mía

Để việc phun thuốc trừ sâu bệnh cho cây mía được thực hiện dễ dàng, giờ đây đã có giải pháp phun thuốc trừ sâu bằng máy bay không người lái. Với máy bay không người lái, người nông dân không phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công, giảm 30% thuốc và 90% nước, thực hiện được trên mọi loại cây trồng.

AgriDrone – đơn vị uy tín trong lĩnh vực cung cấp giải pháp máy bay không người lái với các sản phẩm máy bay không người lái mới nhất của DJI như: máy bay phun thuốc DJI Agras T40, DJI Agras T20P…

Để được tư vấn chi tiết các giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu bệnh cho cây mía, bà con vui lòng liên hệ AgriDrone Việt Nam theo thông tin dưới đây.

NHẬN TƯ VẤN Sâu bệnh hại mía & biện pháp phòng tránh hiệu quả