Năng suất lúa vụ mùa do những yếu tố nào quyết định?


Năng suất lúa vụ mùa được quyết định bởi những yếu tố nào? Khi canh tác lúa, bà con cần lưu ý những gì để đạt được năng suất cao? Bài viết sau đây AgriDrone Việt Nam sẽ giải đáp cụ thể.

Tại Việt Nam, lúa là cây lương thực có diện tích lớn nhất và có vai trò vô cùng quan trọng. Trong điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến thất thường, sâu bệnh phát sinh ngày càng nhiều và khó phòng trừ khiến cho năng suất lúa giảm. Vậy làm sao để cải thiện năng suất lúa? Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu những yếu tố nào quyết định năng suất lúa.

Năng suất lúa vụ mùa được quyết định bởi những yếu tố nào?

Năng suất lúa vụ mùa được quyết định bởi các yếu tố: Số bông trên đơn vị diện tích, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt. 

Công thức tính năng suất lúa như sau:

Năng suất = Số bông/m2 x Số hạt chắc/bông x KL 1000 hạt/1000

Các yếu tố quyết định năng suất lúa này được hình thành trong thời gian khác nhau, quy luật khác nhau, chịu tác động của những điều kiện khác nhau, tuy nhiên chúng lại có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau.

Cơ cấu các yếu tố năng suất thay đổi tùy theo những điều kiện cụ thể.

+ Những ruộng lúa cấy, để đạt được năng suất 6 – 7 tấn/ha thì cần đạt 400 – 450 bông/m2, có từ 80 – 100 hạt/bông, trọng lượng 1000 hạt khoảng 25 – 27g.

+ Những ruộng lúa sạ, để thu được năng suất 6 – 7 tấn/ha thì cần đạt 500 – 600 bông/m2, có từ 60 – 70 hạt/bông, trọng lượng 1000 hạt khoảng 25 – 27g.

Do đó, trong kỹ thuật trồng lúa vụ mùa, bà con cần chú ý sao cho vừa đạt được số bông nhiêu, vừa có số lượng hạt chắc/bông cao.

Lưu ý khi canh tác để đạt năng suất lúa vụ mùa cao

Để thu hoạch được năng suất lúa vụ mùa cao, bà con cần áp dụng tổng hợp và đồng bộ nhiều biện pháp, từ khâu chọn giống, làm đất, gieo cấy, chăm bón cho đến khi thu hoạch.

Chọn giống

Giống là yếu tố đầu tiên quyết định đến năng suất và chất lượng của lúa, gạo. Do vậy, bà con cần chọn các loại giống lúa tốt, sạch bệnh, chống chịu sâu bệnh tốt, bông to, giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với mùa vụ, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương.

Thời vụ gieo cấy

Gieo cấy đúng lịch thời vụ theo hướng dẫn của cơ quan ban ngành địa phương, sao cho hạn chế sâu bệnh hại, giai đoạn trổ bông và chín vào thời điểm thời tiết thuận lợi cho lúa trổ bông, trời nắng đẹp, ít mưa. 

Kéo giãn khoảng cách giữa hai vụ để cho có thời gian làm đất, để cho rơm rạ, cỏ dại phân hủy hết, loại bỏ các chất độc hại trong đất, tiêu diệt nguồn bệnh.

Làm đất

Tiến hành làm đất sớm và dọn sạch tàn dư sau khi thu hoạch, loại bỏ cỏ dại, rơm rạ, cắt đứt nguồn thức ăn và nơi ẩn nấp của một số loại sâu bệnh như rầy nâu,…

Làm đất sao cho mặt ruộng bằng phẳng để thuận lợi cho việc điều tiết nước.

Gieo cấy

Với lúa cấy, bà con cần làm mạ tốt để tạo điều kiện cho mạ xanh tốt, to khỏe và ít sâu bệnh, cấy đúng tuổi mạ. Với lúa gieo sạ thì bà con cần thực hiện ngâm ủ đúng kỹ thuật. Xem hướng dẫn trong bài viết: Cách ngâm ủ lúa giống vụ mùa.

Tiến hành gieo cấy với mật độ phù hợp, không để quá dày vì sẽ làm cho lúa dễ bị sâu bệnh gây hại và lúa phát triển kém. Nên gieo cấy với mật độ vừa phải tạo điều kiện cây lúa phát triển tốt, hạn chế lúa đổ ngã và sâu bệnh.

Chế độ tưới tiêu

Áp dụng chế độ tưới tiêu nước phù hợp để hạn chế sâu bệnh và cỏ dại, tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh hữu hiệu nhiều. Khi bón thúc, bà con cần duy trì mực nước trong ruộng vừa ngập gốc để hòa tan phân bón cho lúa dễ hấp thu, đồng thời tạo độ ẩm thích hợp cho lúa đẻ nhánh.

Bà con cần thoát nước phơi khô ruộng cho lúa cứng cáp trước khi lúa đón đòng để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.

Bón phân

Cần thực hiện cách chăm bón lúa vụ mùa hợp lý, cân đối để cung cấp đầy đủ và kịp thời dinh dưỡng cho lúa, tạo điều kiện cho lúa phân hóa đòng (nuôi đòng), phân hóa hoa để từ đó tạo ra số lượng hoa và bông hữu hiệu nhiều, đòng và bông to, khỏe; lúa trổ đều, tỷ lệ thụ phấn, thụ tinh cao.

Phòng trừ sâu bệnh

Bà con cần theo dõi đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sâu bệnh hại sớm và áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

Trên cây lúa, bà con cần chú ý phòng trừ sâu bệnh hại như sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lem lép hạt, ngộ độc hữu cơ…

Thu hoạch đúng lúc

Tiến hành thu hoạch khi tỷ lệ lúa chín vàng đạt trên 90%, nếu thu hoạch quá sớm thì số hạt tích lũy chất khô chưa đầy, năng suất chưa đạt tối ưu, nếu thu hoạch muộn thì một số hạt chín sớm sẽ bị rụng cũng ảnh hưởng đến năng suất.

Ứng dụng máy bay không người lái gieo sạ, bón phân, phun thuốc lúa

Trong mỗi giai đoạn của cây lúa, bà con cần có chế độ chăm sóc phù hợp để lúa sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, từ đó cho năng suất cao khi thu hoạch.

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều công nghệ tiên tiến ra đời nên bà con hoàn toàn có thể ứng dụng những công nghệ này vào các khâu trong quy trình canh tác lúa để tiết kiệm thời gian, chi phí, giúp bà con dễ dàng chăm sóc lúa, tăng năng suất lúa khi thu hoạch.

Một trong những công nghệ đó không thể không nhắc đến máy bay không người lái phun thuốc sạ lúa rải phân bón. AgriDrone Việt Nam cung cấp giải pháp máy bay xịt thuốc sạ lúa rải phân gồm: máy bay DJI Agras T30, DJI Agras T20P, DJI Agras T40, DJI Agras T50, DJI Agras T25. 

Máy bay không người lái có thể thực hiện các khâu phun thuốc, gieo sạ lúa, bón phân cho cây lúa. Nhờ những tính năng thông minh, hiện đại, những công việc này sẽ được thực hiện đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều.

Với tốc độ làm việc gấp hàng trăm lần lao động thủ công, cùng với khả năng phun/rải chính xác, chế độ vận hành tự động, tiết kiệm nước, tiết kiệm thuốc trừ sâu, máy bay nông nghiệp không người lái giúp giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm nhân công, tăng năng suất lúa vụ mùa và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bà con nông dân.

AgriDrone Việt Nam đồng hành cùng bà con từ đầu mùa cho đến khi thu hoạch. Hệ thống của chúng tôi hiện nay đã có mặt trên khắp các tỉnh thành để phục vụ nhu cầu dịch vụ 24/7 của bà con nông dân.

NHẬN TƯ VẤN Năng suất lúa vụ mùa do những yếu tố nào quyết định?