Nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam thời điểm hiện tại


Nông nghiệp 4.0 tại Việt Nam đang trong tiến trình phát triển qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất, hướng đi này đã bước đầu được triển khai và mang lại những kết quả tích cực.

Trên thế giới, thuật ngữ nông nghiệp 4.0 tuy không còn xa lạ nhưng tại Việt Nam nhiều người vẫn chưa biết nông nghiệp 4.0 là gì. Nông nghiệp thông minh hay nông nghiệp 4.0 có thể hiểu là nền nông nghiệp ứng dụng các công nghệ cao (cơ giới hóa, tự động hóa,…); công nghệ sản xuất, bảo vệ sản phẩm an toàn (hữu cơ, theo GAP…); công nghệ quản lý, nhận diện sản phẩm theo chuỗi… gắn với hệ thống trí tuệ nhân tạo (công nghệ thông tin).

Tình hình ứng dụng nông nghiệp 4.0 trên thế giới

Hiện nay nông nghiệp 4.0 đang được áp dụng khá rộng rãi tại nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới. Những ví dụ điển hình có thể kể đến như:

  • Công nghệ đèn LED: giúp cây hấp thụ tối đa lượng ánh sáng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển.
  • Các cỗ máy siêu lớn cho các cánh đồng quy mô khổng lồ 
  • Canh tác nhà kính: là biện pháp tối ưu nhằm kiểm soát điều kiện tự nhiên gây ảnh hưởng đến cây trồng, bảo vệ cây khỏi sâu, bệnh hại không mong muốn.
  • Tế bào quang điện: được xem như mặt trời nhân tạo, giúp tối ưu hóa không gian.
  • Sử dụng robot nông nghiệp, máy bay nông nghiệp không người lái: giảm thiểu sức lao động của con người, đã được áp dụng ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới. 
  • Thiết bị không người lái và vệ tinh: khảo sát địa hình, tăng độ chính xác quản lý các dữ liệu của trang trại.
  • Công nghệ tài chính phục vụ trang trại:  xây dựng mô hình quản lý chuẩn,quảng bá sản phẩm của nông trại ra với thị trường bên ngoài.

Nói đến nền nông nghiệp 4.0 top đầu thế giới phải nói đến đất nước Israel. Dù có những bất lợi về địa lý, khí hậu, thiếu nước, nhưng với sự cố gắng không ngừng Israel đã vươn đứng đầu thế giới về công nghệ và là nhà máy sản xuất nông sản lớn của thế giới.

Nhật Bản nổi tiếng với phòng thí nghiệm siêu sạch trồng xà lách ăn ngay sau khi thu hoạch. 

Mỹ với chính sách phát triển nông nghiệp, cơ chế hóa máy móc, giảm thiểu sức lao động cho con người khi sản xuất trên những nông trại rộng lớn. Không khó để thấy những hình ảnh như nông dân Mỹ ngồi ca-bin gắn máy điều hòa đi cày xới đất, hay thu hoặc cây trồng, sử dụng máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu.

Sự cần thiết của việc phát triển nông nghiệp 4.0 tại Việt Nam

Tại Việt Nam, nông nghiệp có vai trò chủ lực trong nền kinh tế và tạo ra nhiều việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên ngày nay nông nghiệp đang phải đối mặt và chịu nhiều thiệt hại từ những tác động của biến đổi khí hậu như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng…

Để thích ứng với biến đổi khí hậu, Việt Nam đang nỗ lực học hỏi các quốc gia trên thế giới, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0 phù hợp với điều kiện trong nước nhằm hướng đến một nền nông nghiệp bền vững.

Một trong những bước đi đầu tiên của Việt Nam đó là tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả, tăng năng suất vượt trội, tăng chất lượng nông sản.

Tình hình ứng dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp tại Việt Nam

Công nghệ 4.0 là các công nghệ có tính đột phá thế hệ thứ 4 được kết hợp từ các thành tựu trong các lĩnh vực: số hóa, vật lý, công nghệ sinh học. Cốt lõi của công nghệ 4.0 là công nghệ phần mềm để thu thập dữ liệu, số hóa và phân tích cơ sở dữ liệu, kết nối vạn vật và đưa ra các quyết định một cách thông minh từ kết quả phân tích. Công nghệ phần mềm được lắp đặt trên công nghệ phần cứng (công nghệ đó có thể là của thế hệ thứ hai, thứ ba) tạo nên sự đột phá và tác động đến quá trình sản xuất các ngành, các lĩnh vực trong đời sống kinh tế – xã hội của con người.

Trong nông nghiệp, công nghệ 4.0 mang lại rất nhiều tích cực. Ở Việt Nam, ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tuy nhiên còn chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, năng suất lao động còn thấp. Do đó ứng dụng công nghệ 4.0 vào nông nghiệp là cơ hội để nâng cao năng suất và phát triển nông nghiệp bền vững.

Những năm gần đây, tình hình ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam đang ngày càng phát triển. Trong số các công nghệ được triển khai, công nghệ đang được áp dụng nhiều nhất là hệ thống thiết bị máy móc được kỹ thuật số hóa, gắn cảm biến và kết nối internet (IoT sensors) và/hoặc được kết hợp với hệ thống nhà lưới, nhà kính, nhà màng để tạo thành hệ thống canh tác thông minh trong nhà, được điều khiển tự động hoặc bán tự động với quy trình khép kín. 

Ngoài các công nghệ cảm biến, hệ thống canh tác thông minh trong nhà, công nghệ sử dụng đèn LED đơn sắc để cung cấp đủ ánh sáng giúp thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây trồng cũng đã được áp dụng tại nhiều cơ sở trồng thanh long từ Bình Thuận đến Tiền Giang, hay trong sản xuất nấm và trồng hoa ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội.

Ngoài ra, nông nghiệp Việt Nam cũng đang ứng dụng các công nghệ khác như: công nghệ máy bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật, bón phân; sử dụng robot để gieo hạt tự động, robot gắn các thiết bị cảm biến để thu thập và phân tích dữ liệu, sau đó đưa ra quyết định chăm sóc cây trồng phù hợp; sử dụng tế bào quang điện để sản xuất điện năng từ năng lượng mặt trời phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

AgriDrone Việt Nam được biết đến là một trong số những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp, với những sản phẩm công nghệ cao và ưu việt như máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật, máy bay rải phân bón, máy bay gieo hạt. AgriDrone Việt Nam đã chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho hàng nhiều tổ chức cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực, góp phần đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển và vươn xa ra thế giới.

NHẬN TƯ VẤN Nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam thời điểm hiện tại