Khi bón phân vi sinh vật cần lưu ý gì?


Bón phân vi sinh vật rất có lợi cho đất và cây trồng, giảm ô nhiễm môi trường và không gây hại đến các sinh vật xung quanh. Tuy nhiên để phân bón phát huy hiệu quả tốt nhất, khi bón phân vi sinh vật cần lưu ý gì?

Phân bón vi sinh vật là gì?

Phân bón vi sinh được hiểu là các chế phẩm sinh học chứa các vi sinh vật sống có hoạt lực cao đã được tuyển chọn. Thông qua cơ chế hoạt động của nó, các vi sinh vật tạo ra các chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao hơn.

Công dụng của phân bón vi sinh vật

Bón phân vi sinh vật vào đất giúp cung cấp cho đất các vi sinh vật phân giải đạm, lân, cơ chế giống như những nhà máy sản xuất phân đạm, lân hóa học ngay trong đất để trực tiếp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Phân bón vi sinh có thể thay thế được cho lượng phân đạm, lân hóa học từ 50 – 100% tùy theo từng loại cây trồng. Ngoài ra, việc sử dụng phân bón vi sinh vật có ưu điểm là nông sản không bị nhiễm độc, lượng độc tố NO3 tồn đọng trong sản phẩm giảm đáng kể. So với phân bón hóa học, nhất là phân bón ure thì giá phân vi sinh rẻ hơn, do đó tiết kiệm chi phí hơn và hiệu quả kinh tế thu được cũng cao hơn. Bón phân vi sinh vật lâu thường xuyên thì sẽ không gây hại cho đất, hạn chế ô nhiễm môi trường và không làm hại các sinh vật xung quanh.

Phân bón vi sinh vật có thể sử dụng để bón cho hầu hết các loại cây trồng, từ cây chè, lúa, ngô, rau xanh, cây ăn quả, cho tới cây cảnh. Phân bón vi sinh có tác dụng chậm hơn phân bón hóa học, do đó khi sử dụng cho những loại cây trồng ngắn ngày thì phân vi sinh chủ yếu được sử dụng trong giai đoạn bón lót nhiều hơn là bón thúc.

Đối với các loại cây thu hoạch theo mùa thì sau mỗi đợt thu hoạch, bà còn cần bón phân bổ sung. Đối với cây ăn quả, bà con nên bón phân vi sinh vào hai thời kỳ mưa xuân (tháng 3 – 4) và mưa ngâu (tháng 7 – 8) để tận dụng độ ẩm của các đợt mưa này, từ đó các vi sinh vật có thể hoạt động tốt hơn.

Bón phân vi sinh vật như thế nào cho hiệu quả?

Để phân vi sinh vật phát huy tốt công dụng của nó, bà con cần bón phân đúng cách. Tùy từng loại cây trồng mà bà con cần chú ý cách bón và hàm lượng bón khác nhau.

Đối với cây chè, khi bón phân vi sinh vật, bà con bón vào rãnh giữa 2 luống chè với lượng 0,2-0,3kg/gốc.

Đối với những loại cây lâu năm và cây ăn quả, bà con bón theo hình chiếu tán cây sau khi cuốc và xới nhẹ xung quanh gốc cây, rắc phân và lấp một lớp đất mỏng phủ lên trên với liều lượng từ 1-2kg/gốc cây.

Đối với cây ngô, sử dụng phân vi sinh vật bón lót trước khi gieo hạt với hàm lượng 10kg/sào Bắc bộ cùng với 50% lượng phân urê và 50% phân lân theo qui trình. Khi ngô sinh trưởng ở thời điểm có 3-4 lá, bón tiếp 10kg/sào Bắc bộ phân vi sinh vật và tiến hành vun gốc.

Đối với cây lúa, khi bón phân vi sinh vật 10kg/sào Bắc bộ có thể giảm được 50% phân urê và phân lân (sử dụng ở giai đoạn bón lót và sau khi làm cỏ đợt 1). Với cây mạ, bà con nên trộn đều phân vi sinh vật với mầm mạ trước khi gieo (2kg/sào mạ cấy).

Đối với cây rau, phân vi sinh vật chủ yếu dùng để bón lót (10-15kg/sào Bắc bộ) thay thế cho từ 50-100% lượng phân urê và phân lân. Đối với rau ăn lá, khối lượng phân vi sinh này có thể thay thế được 50%, rau ăn củ 70% và rau ăn quả 100% lượng phân urê.

Đối với cây cảnh trồng trong chậu, bà con trộn 1kg phân vi sinh với 2-3kg đất bột để bón cho 10 chậu cây. Chú ý luôn giữ ẩm cho đất thì phân vi sinh mới phát huy tác dụng….

Khi bón phân vi sinh vật cần lưu ý gì?

Để phân vi sinh vật đạt hiệu quả cao thì khi bón phân vi sinh vật cần chú ý hạn chế bón phân hóa học.

Phân vi sinh vật có đặc điểm đó là thành phần của nó gồm các vi sinh vật sống hoạt động nên không thể giữ lâu được, vì vậy bà con cần bảo quản ở nơi thoáng máy, mùa hè 1 tháng, mùa đông 1,5 tháng. Khi bón phân vi sinh vật, cần luôn giữ đất đủ độ ẩm cần thiết để vi sinh vật trong đất hoạt động tốt.

Đối với các loại đất chua, trước khi bón phân vi sinh cần phải bón vôi bột trước 2 – 3 ngày. Lưu ý không trộn phân vi sinh với phân hóa học và tro bếp khi sử dụng vì sẽ làm chết vi sinh vật.

AgriDrone Việt Nam cung cấp giải pháp máy bay không người lái bón phân, phun thuốc trừ sâu DJI Agras T40 và DJI Agras T20P. Máy bay được trang bị hệ thống rải có công suất lớn, dễ dàng chuyển đổi từ hệ thống phun thuốc trừ sâu sang chức năng rải hạt. Máy bay có thể hoạt động dễ dàng trên nhiều địa hình khác nhau, rải phân chính xác, đồng đều, không bỏ sót, giúp tăng năng suất và chất lượng cây trồng, giải phóng sức lao động cho người nông dân.

Trên đây là một số lưu ý khi sử dụng phân bón vi sinh vật. Bón phân đúng cách và ứng dụng giải pháp bón phân tiên tiến sẽ giúp bà con tiết kiệm chi phí, tăng năng suất và tăng hiệu quả kinh tế. Chúc bà con thành công.

Bón phân vi sinh vật nhằm mục đích gì?

NHẬN TƯ VẤN Khi bón phân vi sinh vật cần lưu ý gì?