Đất trồng là gì? Tìm hiểu về khái niệm đất trồng


Đất trồng là yếu tố không thể thiếu để phát triển nông nghiệp. Vậy đất trồng là gì, có những loại đất nào và đặc điểm của chúng ra sao. Cùng AgriDrone Việt Nam tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Đất trồng là gì?

Đất trồng chính là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm nông sản. Thành phần của đất trồng bao gồm 3 phần đó là: phần rắn (bao gồm các thành phần hữu cơ và vô cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây); phần lỏng (cung cấp nước cho cây); phần khí (oxi, nito, CO2 cung cấp cho cây).

Tính chất chính của đất có thể xét trên nhiều mặt bao gồm: Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng, độ chua, độ kiềm và độ phì nhiêu, thành phần cơ giới của đất. Có thể cải thiện độ phì nhiêu cho đất bằng cách bón phân hữu cơ và bón các loại phân theo nhu cầu của cây theo từng giai đoạn.

Các loại đất trồng và đặc điểm của từng loại

Căn cứ theo thành phần cơ giới của đất, người ta chia đất trồng thành 3 loại chính đó là đất thịt, đất sét và đất cát. Mỗi loại có đặc điểm khác nhau, phù hợp với các loại cây trồng khác nhau. Căn cứ vào loại đất mà bà con lựa chọn trồng cây phù hợp.

Đất thịt

Đất thịt là loại đất có khoảng 25% – 50% cát, 10% – 30% sét và 30% – 50% mùn. Loại đất này phù hợp với đa số các loại cây trồng, do có tính chất trung gian giữa sản phẩm đất cát và đất sét.

Ưu điểm

Có khả năng giữ nước, chế độ thấm nước, nhiệt độ, không khí thuận lợi cho các quá trình lý hóa diễn ra trong đất. Bên cạnh đó, đất mềm, khi nén đất thành khối không bị vỡ, dễ dàng cày bừa và làm đất, tiết kiệm được công sức và thời gian.

Nhược điểm

Dễ bị vỡ vụn khi không được cung cấp độ ẩm đầy đủ, dễ bị úng nước nếu như tưới quá nhiều.

– Những loại cây trồng phù hợp với đất thịt:

  • Rau sạch
  • Cây gia vị
  • Cây hoa/cảnh
  • Cây dược liệu
  • Cây cảnh bonsai
  • Cây ăn quả.

Đất sét

Loại đất này có đặc tính rất dính và dẻo khi ướt, có thể tạo thành những cụ đất rất cứng khi khô. Thành phần gồm 0% – 45% cát, 50% – 100% sét và 0% – 45% mùn.

Ưu điểm của đất sét là:

  • Khả năng giữ nước tốt và ổn định nhiệt độ.
  • Tỷ lệ mùn cao hơn đất cát, mùn và đất thường kết hợp với nhau tạo nên một phức hợp bền vững.
  • Chất hữu cơ phân giải trong đất sét thường phân giải chậm nên có thể tích lũy nhiều.
  • Khả năng hấp thu các loại chất dinh dưỡng tốt do trong đất sét có chứa nhiều keo.
  • Giàu chất dinh dưỡng, tuy nhiên nếu đất sét giữ quá chặt thì cây cũng khó hấp thu được chất dinh dưỡng.

Nhược điểm của đất sét là:

  • Khó thấm nước, dễ rơi vào tình trạng ngập, úng.
  • Độ thoáng khí thấp.
  • Đất ít chất hữu cơ nên cứng chặt, tốn nhiều công sức khi làm đất.
  • Khi gặp thời tiết hạn hán sẽ xảy ra tình trạng nứt nẻ, khiến rễ cây trong đất bị đất.

Đất cát

Đất cát là loại đất thô với những hạt cát rời rạc, có kích thước từ mịn đến thô nên khi sờ vào sẽ có cảm giác sạn.

Thành phần của đất cát gồm có 80% – 100% cát, 0% – 10% mùn và 0% – 10% sét.

Ưu điểm của đất cát:

  • Đất cát có khả năng thoát nước và thấm nước nhanh chóng, do các kẽ hở của hạt cát lớn.
  • Thoáng khí, hệ thống các loại vi sinh vật háo khí hoạt động một cách mạnh mẽ.
  • Dễ dàng cày bừa, tiết kiệm công sức khi làm đất.

Nhược điểm của đất cát:

  • Khi đất cát khô thì sẽ bị rời rạc còn nếu ướt thì lại rất dính và bí.
  • Cỏ mọc nhanh, các loại vi sinh vật phát triển kém gây bất lợi cho cây trồng.
  • Nghèo mùn, do chất hữu cơ trong đất cát thường phân giải nhanh.
  • Khả năng giữ nước, giữ phân bón kém, dễ xảy ra khô hạn và cây bị thiếu nước.

Đất cát phù hợp với những loại cây trồng sau đây:

  • Cây có củ: Khoai lang, lạc, khoai tây, vừng,… trồng những loại cây này trên đất cát giúp củ to, dễ thu hoạch.
  • Cây dương liễu: Có khả năng che chắn nắng, gió trên đất cát khá tốt.
  • Rau xanh: Măng tây, nha đam…
  • Cây ăn quả: dừa, cam, chanh, nho, na, điều, táo,…

Nếu dùng đất cát để trồng cây thì bà con nên đào hố sâu và rộng, nên trộn cùng với đất thịt để cây có độ bám và khả năng sinh trưởng tốt hơn. Có thể bón thêm phân bò, phân trâu hay tro, trấu, xơ dừa bón thêm để tăng chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Đảm bảo tưới đủ nước, thường xuyên kiểm tra xem cây có dấu hiệu bệnh hay không để xử lý sớm.

Cách bổ sung dinh dưỡng cho đất trồng

Mỗi loại đất trồng có những đặc điểm khác nhau phù hợp với các loại cây trồng khác nhau. Tuy nhiên nguồn dinh dưỡng trong đất có hạn, để cây trồng phát triển tốt thì trong quá trình trồng trọt bà con cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho đất bằng cách bón phân. Bón phân hữu cơ sẽ giúp cho đất tăng độ phì nhiêu, bổ sung thêm hệ vi sinh vật có lợi, ngoài ra bà con bón thêm các loại phân bón khác tùy theo nhu cầu của cây trồng trong từng giai đoạn phát triển. Chẳng hạn như phân lân dùng để bón lót, phân đạm dùng để bón thúc…

Với các dòng máy bay nông nghiệp hiện đại nhất hiện nay như: DJI Agras T20P, DJI Agras T30, DJI Agras T40, AgriDrone Việt Nam mang đến cho bà con giải pháp tốt nhất cho các công việc: rải phân bón, gieo sạ lúa, phun thuốc trừ sâu. Nhờ đó giúp tối ưu hóa công việc, tăng năng suất và giải phóng sức lao động cho con người.

Hi vọng bài viết trên đây mang lại những thông tin hữu ích cho bà con. Chúc bà con mùa vàng bội thu.

NHẬN TƯ VẤN Đất trồng là gì? Tìm hiểu về khái niệm đất trồng