Cách bón phân cho cây ăn quả


Để cây ăn quả đạt năng suất cao, chất lượng quả tốt thì việc bón phân cho cây rất quan trọng. Vậy cách bón phân cho cây ăn quả như thế nào, bài viết sau đây AgriDrone Việt Nam sẽ chia sẻ cho bà con những kiến thức cần biết.

Trong thực tế sản xuất nông nghiệp, nhiều người nông dân bón phân chưa hợp lý dẫn đến hàm lượng các chất dinh dưỡng bón cho cây chưa đúng, chẳng hạn như bón nhiều đạm mà không chý ý đến lân và kali có thể khiến cho cây khó ra hoa, đậu trái. Nếu trong giai đoạn nuôi trái mà bón nhiều đạm thì trái to nhưng chất lượng trái giảm, hiệu quả kinh tế không cao. Chính vì vậy, để đạt được cả năng suất lẫn chất lượng thì cách bón phân cho cây ăn quả rất quan trọng.

Các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cây ăn quả

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây ăn quả cần nhiều loại dinh dưỡng khác nhau, nhưng trong đó quan trọng nhất là 3 thành phần: đạm, lân, kali.

Phân đạm:

Phân đạm có vai trò giúp cây sinh trưởng, phát triển, đâm chồi, đâm đọt…. Nếu cây bị thiếu chất đạm, cây sẽ chậm đâm đọt, còi cọc, năng suất giảm đáng kể, tuy nhiên nếu thừa đạm thì cây có nhiều cành lá sum suê, dễ bị sâu bệnh tấn công… làm giảm chất lượng, tăng tỷ lệ hao hụt, thất thoát.

Phân lân:

Phân lân có vai trò giúp cây đâm rễ, đâm chồi,…. Thiếu phân lân, cây sẽ còi cọc, ít đâm đọt, khó ra hoa, đậu trái…

Phân kali:

Kali có vai trò tăng cường vận chuyển dinh dưỡng, tăng khả năng chống chịu của cây đối với điều kiện bất lợi, giúp chồi mau cứng cáp, dễ ra hoa, tăng phẩm chất trái cây…

Bên cạnh 3 nguyên tố chính như trên thì cây cũng cần các yếu tố trung, vi lượng khác để làm tăng chất lượng trái.

Cách lựa chọn loại phân bón cho cây ăn quả theo từng giai đoạn

Để phân bón phát huy tốt nhất công dụng của nó, bà con cần phải dựa trên nhiều yếu tố như điều kiện đất đai, giống cây, tình trạng sinh trưởng của cây, giai đoạn sinh trưởng… Cần sử dụng đúng loại phân, điều chỉnh liều lượng thích hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây và cách bón thích hợp để cây hấp thu được nhiều nhất, tránh lãng phí.

Giai đoạn cây còn nhỏ, chưa cho trái:

Trong giai đoạn này cây cần nhiều phân lân và phân đạm để thúc đẩy cây đâm rễ, đâm chồi. Chính vì thế bà con cần bón nhiều phân đạm và lân cho cây. Nên sử dụng phân lân để bón lót, bón vào đầu hoặc cuối mùa mưa; phân đạm và phân kali thì bà con nên chia nhiều lần bón hoặc tưới, khi đọt lá đã già.

Giai đoạn cây đã cho trái:

Giai đoạn này bà con nên chia ra bón 4 lần vào các thời điểm sau: Sau khi thu hoạch, trước khi xử lý ra hoa, giai đoạn nuôi trái và trước khi thu hoạch.

+ Sau thu hoạch:

Giai đoạn này cây ăn quả cần nhiều đạm và lân để ra rễ, đâm chồi, phục hồi lại. Vì vậy, bà con cần bón đủ đạm và lân sẽ giúp cây cho nhiều tược, tược mập mạnh….

+ Trước khi xử lý ra hoa:

Giai đoạn này cây cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để cho cây phát hoa dài, khoẻ mạnh, dễ ra hoa, đậu trái. Do vậy bà con cần bón nhiều phân lân và kali, giảm phân đạm. Nếu như bón quá nhiều đạm sẽ làm cho cây ra tược, khó ra hoa và đậu trái.

+ Giai đoạn cây nuôi trái:

Giai đoạn này cần bổ sung đủ đạm để giúp trái phát triển, đồng thời cần cung cấp đủ kali cho cây để tăng cường vận chuyển dinh dưỡng về nuôi trái, giúp tăng năng suất và chất lượng trái.

+ Trước khi thu hoạch:

Giai đoạn khoảng 1-2 tháng trước khi thu hoạch (tuỳ theo giống/loại cây), bà con lưu ý không nên bón đạm mà nên bón bổ sung kali để giúp tăng chất lượng, màu sắc của trái cây, giúp trái ngon, đẹp và an toàn cho người tiêu dùng. Có thể cung cấp kali cho cây bằng cách bón phân qua lá.

Cách bón phân cho cây ăn quả

Để hiệu quả sử dụng phân bón cao, bà con cần làm cho đất tới xốp bằng cách bón phân hữu cơ, phân hữu cơ sẽ giúp đất tơi xốp, giữ nước, giữ phân, hạn chế thất thoát phân bón.

Về cách bón phân cho cây ăn quả, bà con cần lưu ý như sau:

  • Bón theo tán cây, cách gốc từ 1-1,5 m vì rễ cây ở phần gần gốc không còn hấp thu dinh dưỡng tốt, mà phần rễ tơ ở bên ngoài mới hút dinh dưỡng tốt nhất.
  • Trước khi bón nên xới xáo đất hoặc đào hốc, đào rãnh để vùi phân, tránh phân bón bị mất đi do bị rửa trôi hay bốc hơi, đặc biệt là phân đạm.
  • Sau khi bón phân, bà con cần tưới đủ nước để phân tan giúp rễ cây dễ dàng hấp thu. Nếu không cung cấp đủ nước thì sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón.

Ngoài cách bón trên, bà con có thể áp dụng cách bón phân qua lá 2-3 lần trong giai đoạn nuôi trái, thúc đẩy quá trình phát triển trái và tăng chất lượng màu sắc của trái. Nếu trời âm u, mưa nhiều, sâu bệnh phát triển thì không nên bón phân qua lá.

Liều lượng bón phân cho cây ăn quả

Bà con cần điều chỉnh liều lượng phân bón cho cây trồng tùy theo điều kiện cụ thể của từng cây, từng vườn và giai đoạn sinh trưởng & phát triển của cây. Đối với cây đã cho trái, năm trước được mùa thì năm sau phải bón nhiều hơn năm mất mùa, trong cùng một vườn cây, những cây cằn cỗi cần được bón nhiều hơn cây to khỏe, cây nhiều trái cần được bón nhiều hơn cây ít trái.

Để công việc bón phân của người nông dân đỡ vất vả, tăng công suất làm việc, AgriDrone Việt Nam cung cấp giải pháp máy bay nông nghiệp có chức năng rải phân bón cho cây trồng như: DJI Agras T30, DJI Agras T40, DJI Agras T20P có công suất lớn, dễ dàng vận hành, giúp người nông dân tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả khi sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm khi thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.

Trên đây là hướng dẫn cách bón phân cho cây ăn quả. Chúc bà con mùa màng bội thu.

Cách bón phân thúc cho cây ăn quả sao cho hiệu quả nhất

NHẬN TƯ VẤN Cách bón phân cho cây ăn quả