Bệnh thối gốc lúa nguyên nhân & cách phòng trừ


Bệnh thối gốc lúa là bệnh nguy hiểm trên cây lúa, bệnh do vi khuẩn gây ra và có thể lây lan thành dịch làm ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất lúa.

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, bệnh thối gốc lúa là một trong những bệnh thường gặp. Các chuyên gia cho biết, đây là bệnh nguy hiểm và có thể lây lan thành dịch trên những diện tích đồng ruộng vệ sinh kém, ruộng bị nhiễm phèn hoặc trên những diện tích lúa từng bị nhiễm rầy nâu, đạo ôn trước đó. Bệnh cũng thường gặp trên những giống lúa mẫn cảm với bệnh này như: giống lúa OM 4900, Jasmin 85, OM 4218, OM 5472…

Bệnh thối gốc lúa sẽ càng nguy hiểm nếu kết hợp với bệnh đạo ôn nhưng người nông dân không nhận ra chỉ dùng thuốc trị bệnh đạo ôn dẫn đến không đem lại kết quả.

Triệu chứng của bệnh thối gốc lúa

Nhận biết triệu chứng của bệnh rất quan trọng để người nông dân xử lý kịp thời, ngăn ngừa bệnh lây lan thành dịch.

Khi bệnh mới xuất hiện, triệu chứng có thể nhận thấy đó là lá lúa có những chấm kim, vết bệnh phát triển nhanh nhưng lá vẫn còn xanh, bẹ lá mọng nước sau đó chuyển sang vàng, dùng tay kéo chồi lúa bị bệnh sẽ tuột gốc, gốc lúa bị bệnh có màu đen và có mùi hôi. Bệnh tiến triển nặng khiến cây lúa vàng từ gốc đến ngọn rồi rụi dần và chết rất giống với cây lúa chết do bệnh đạo ôn.

Biện pháp phòng trừ bệnh thối gốc lúa

Để hạn chế những thiệt hại do bệnh thối gốc lúa gây ra, phòng bệnh tổng hợp là biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất. Bà con cần làm vệ sinh đồng ruộng kỹ trước khi vào vụ lúa mới, đặc biệt là trên những cánh đồng lúa từng mắc bệnh đạo ôn trước đó, giữ thời gian cách vụ ít nhất 3 tuần để chống ngộ độc hữu cơ, bón phân cân đối (không dư đạm).

Biện pháp khắc phục bệnh như sau:

+ Trong quá trình chăm sóc lúa cần chú ý bón phân cân đối, không bón dư thừa phân đạm. Khi xuất hiện vài cây mới bị bệnh (biểu hiện: cây héo, lá còn xanh, nhổ lên thì đứt gốc và có mùi thối), bà con cần ngừng ngay việc bón phân đạm, tuyệt đối không kết hợp phun phân bón lá khi phun thuốc trừ bệnh.

+ Tháo nước trong ruộng ra càng sớm càng tốt, sau đó rải vôi bột (20-25kg vôi/1.000 m2).

+ Nếu như ruộng lúa bị bệnh nặng thì có thể kết hợp phun vôi và rải vôi, cách thực hiện như sau: bà con pha 1,5 kg vôi/bình 16 lít vào nước để lắng trong sau đó lấy nước trong phun trên lá. Sử dụng loại VÔI nung (CaO), phun nước vào để vôi rã ra thành dạng bột sau đó cho nước vào ngâm.

+Sau khi xử lý khoảng 3 ngày, bà con kiểm tra nếu thấy rễ lúa ra trắng và lúa phát triển trở lại thì bắt đầu bón phân và chăm sóc lúa bình thường.

+ Ngoài ra, bà con có thể sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ vi khuẩn gốc hoạt chất: BISMERTHIAZOLE + KASUGAMYCIN hoặc BRONOPOL hoặc QUATERNARY AMMONIUM SALTS,… để phun phòng trừ bệnh cho lúa, theo liều lượng, nồng độ thuốc khuyến cáo ghi trên bao nhãn thuốc.

Lưu ý: Trong thời gian lúa bị bệnh tuyệt đối không được bón phân đạm, phân bón lá hay kích thích tố.

Ứng dụng máy bay xịt thuốc trừ sâu bệnh cho lúa

Máy bay xịt thuốc trừ sâu điều khiển từ xa là thiết bị được sử dụng để phun thuốc trừ sâu cho cây trồng. Máy bay xịt thuốc sâu ứng dụng công nghệ có tính tự động hóa cao, người vận hành chỉ cần ngồi một vị trí để điều khiển máy bay phun thuốc.

Nếu như phun thuốc trừ sâu bằng bình phun thủ công, người nông dân phải mất vài giờ đồng hồ để lội ruộng phun thuốc sâu. Giờ đây sử dụng máy bay xịt thuốc chỉ cần 10 phút là hoàn thành công việc phun thuốc trên một hecta, công suất gấp hơn 20 lần nhân công lao động bằng phương pháp thủ công nên giúp tiết kiệm chi phí nhân công, giảm 30% thuốc và 90% nước. Máy bay xịt thuốc phun đồng đều, chính xác, không bị chồng lối, không giẫm đạp lên lúa, an toàn cho sức khỏe người nông dân, giảm ô nhiễm môi trường.

Các dòng máy bay xịt thuốc sâu không người lái nổi tiếng hiện nay như DJI Agras T10, DJI Agras T30, T20P, DJI Agras T40. AgriDrone Việt Nam tự hào là đơn vị tiên phong mang đến giải pháp máy bay xịt thuốc sâu mới nhất đến với bà con. 

Quý khách cần tư vấn thêm về giải pháp hoặc trải nghiệm sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với AgriDrone Việt Nam:

NHẬN TƯ VẤN Bệnh thối gốc lúa nguyên nhân & cách phòng trừ