Cơ giới hóa nông nghiệp ở Việt Nam


Chủ trương đẩy mạnh đầu tư cơ giới hóa cho nông nghiệp nhằm mục tiêu từng bước đưa ngành nông nghiệp trong nước theo kịp xu hướng nông nghiệp 4.0 trên toàn cầu. Vậy cơ giới hóa nông nghiệp là gì?

Sau hơn 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, đưa nước ta trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, quá trình cơ giới hóa nông nghiệp vẫn còn khá chậm, năng suất lao động thấp, gây lãng phí, thất thoát trong các khâu thu hoạch, chế biến, bảo quản. Chính vì thế làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang là cơ hội để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ theo một hướng mới.

Cơ giới hóa nông nghiệp là gì?

Cơ giới hóa nông nghiệp (Agricultural Mechanization) là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình các công cụ làm nông thô sơ được thay thế bằng các công cụ lao động cơ giới như đưa máy móc vào các khâu trong sản xuất nông nghiệp. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, người ta thay thế sức người, sức gia súc bằng sự sự vận hành của máy móc, thay thế phương pháp sản xuất thủ công bằng phương pháp sản xuất với kỹ thuật công nghệ cao.

cơ giới hóa nông nghiệp

Dựa trên nền tảng công nghiệp cơ khí, các máy móc ra đời giúp con người thực hiện các công việc như làm đất, gieo hạt, bón phân, phun thuốc trừ sâu, theo dõi sức khỏe cây trồng, thu hoạch… Phát triển cơ giới hóa nông nghiệp giúp giải phóng sức lao động con người, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đem lại hiệu quả lâu dài về kinh tế.

Các giai đoạn cơ giới hóa trong nông nghiệp

Cơ giới hóa nông nghiệp bao gồm cơ giới hóa bộ phận rồi từng bước tiến lên cơ giới hóa tổng hợp và tự động hóa sản xuất.

Cơ giới hóa bộ phận

Cơ giới hóa bộ phận trong sản xuất nông nghiệp có thể hiểu là cơ giới hóa từng khâu riêng lẻ, áp dụng ở những khâu tốn nhiều nhân công lao động, công việc nặng nhọc và có thể dễ dàng thực hiện như khâu vận chuyển (xe công nông), làm đất (máy cày), thu hoạch (máy gặt lúa…) chế biến thức ăn cho gia súc (máy cắt, máy nghiền nhỏ thức ăn) ,…

Cơ giới hóa nông nghiệp

Đặc trưng của cơ giới hóa bộ phận đó là việc áp dụng những chiếc máy thuộc quyền sở hữu của các hộ nhà nông và chủ trang trại khá giả. Ngoài việc ứng dụng máy móc để canh tác sản xuất cho mình, các hộ gia đình đó còn đi làm thuê cho các hộ và các trang trại khác trên địa bàn lân cận.

Cơ giới hóa tổng hợp

Cơ giới hóa tổng hợp trong nông nghiệp là quá trình sử dụng kết hợp liên tiếp các hệ thống máy móc vào các giai đoạn của quá trình sản xuất, canh tác trồng trọt hay chăn nuôi. Quá trình cơ giới hóa tổng hợp được tính từ lúc bắt đầu đến lúc cho ra sản phẩm.

Đặc trưng của giai đoạn cơ giới hóa tổng hợp là sự ra đời, phát triển của hệ thống máy móc có khả năng kết hợp, hỗ trợ, bổ sung cho nhau để hoàn thành các khâu công việc trong sản xuất nông sản phục vụ cho chế biến nông sản.

Tự động hóa trong nông nghiệp

Tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp được xem là giai đoạn phát triển cao nhất, hiện đại nhất. Giai đoạn cơ giới hóa này gắn liền với sử dụng các nguồn năng lượng mới, phương tiện điều khiển hệ thống tự động thông minh để hoàn thành tất cả các khâu trong cả quá trình sản xuất.

Giai đoạn tự động hóa này đặc trưng bởi là chúng ta có sử dụng một phần lao động trí óc và loại bỏ đi lao động tay chân. Công việc của con người đól à quản lí, kiểm tra, điều hành để quá trình sản xuất diễn ra theo kế hoạch đã vạch ra từ trước. Chẳng hạn như ứng dụng máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu, bón phân, gieo hạt giống, máy tưới nước tự động, máy gặt tự động,…

Ứng dụng giải pháp máy bay nông nghiệp không người lái

Là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, AgriDrone Việt Nam cung cấp các giải pháp máy bay nông nghiệp không người lái để thực hiện các khâu trong sản xuất nông nghiệp như: phun thuốc trừ sâu, bón phân, gieo sạ lúa. Các dòng máy bay nông nghiệp hiện đại nhất hiện nay có thể kể đến như: máy bay phun thuốc DJI Agras T20, DJI Agras T30, DJI Agras T40, DJI Agras T20P…

Máy bay nông nghiệp

Ưu điểm của việc ứng dụng máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái đó là công suất gấp vài chục lần nhân công lao động, tiết kiệm thời gian phun thuốc, giải phóng sức lao động cho người nông dân, phun thuốc đồng đều, chính xác, không bỏ sót, hiệu quả phòng trừ sâu bệnh cao. Ngoài ra máy bay không người lái còn được ứng dụng để theo dõi sức khỏe cây trồng, phát hiện loại sâu bệnh mà cây trồng đang mắc phải, tính toán lượng thuốc phun phù hợp… Máy bay nông nghiệp phun thuốc trừ sâu còn giúp con người không phải tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu, nhờ đó giúp tránh xa nguy cơ phơi nhiễm hóa chất độc hại, giảm ô nhiễm môi trường.

Ứng dụng máy bay nông nghiệp không người lái là tất yếu trong xu hướng phát triển cơ giới hóa nông nghiệp, đưa nền nông nghiệp Việt Nam theo kịp xu hướng nông nghiệp 4.0 trên toàn cầu, cải thiện đời sống cho người nông dân.

NHẬN TƯ VẤN Cơ giới hóa nông nghiệp ở Việt Nam