Cách bón phân cho mai sau Tết


Cây mai sau Tết sẽ bị mất sức nên cần phải bón phân ngay để bồi dưỡng cho cây phục hồi. Vậy bón phân cho mai sau Tết như thế nào, nên chọn loại phân gì để đạt hiệu quả cao?

Bài viết sau đây AgriDrone Việt Nam xin chia sẻ cách chăm sóc và bón phân cho cây mai sau Tết, bà con có thể tham khảo như sau.

Chăm sóc cho cây mai sau Tết như thế nào?

Sau Tết, bạn đem chậu mai đến nơi có ánh sáng nhé và thoáng mát trong khoảng 3-5 ngày, tránh ánh nắng gay gắt trực tiếp vì có thể làm lá cây bị héo, cháy lá, khô cành.

Tiếp theo, bạn tỉa bỏ hết hoa và trái trên cây mai, chỉ giữ lại lá non, đồng thời loại bỏ những cành cây quá dài hoặc cành bị nhiễm sâu bệnh, cắt ngắt 30% các cành đưa ra ngoài.

Sau khi tỉa cành lá xong thì bạn vệ sinh cây, rửa sạch rêu mốc rồi thay đất cho cây. Có thể sử dụng đất sạch hữu cơ chuyên dùng cho hoa cây cảnh để thuận tiện, không phải phối trộn thêm bất cứ phân bón hay giá thể nào khác.

Khi thay đất cho cây mai trong chậu, bạn chỉ cần cho đất sạch vào khoảng một nửa chậu, sau đó đặt cây vào chậu, chỉnh sửa theo hướng mong muốn, tiếp theo cho hết phần đất còn lại vào cho đầy đến miệng chậu.

Thay đất cho cây mai xong, bạn đặt chậu cây ở nơi bóng mát khoảng 1-2 ngày, đồng thời dùng thuốc kích rễ cho cây như N3M, Vitamin B1, Org Hum, Seasol, Acroot… nhằm kích thích cho cây ra rễ, tưới đẫm gốc cây vào lúc chiều mát. Dùng liên tục 3 – 4 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.

Khi cây có nhiều lá non, thời tiết nắng ấm là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh hại phát triển mạnh, do đó cây cần phun phòng bằng Stun, Ortus, Confidor, Movento… Ngoài ra bạn cũng cần phun phòng nấm bệnh cho cây mai bằng các loại thuốc như Anvil, Ridomil Gold, Aliette, Antracol, Daconil, Coc85…

Cách bón phân lót cho mai sau Tết

Bà con nên bón phân lót cho cây mai bằng những loại phân hữu cơ để cho đất thêm tơi xốp. Phân hữu cơ có nhiều loại như:

+ Phân bò khô: phân hữu cơ này rất tốt nhưng có nhược điểm là sinh ra nhiều cỏ.

+ Phân rơm rất tốt nhưng khi bón thì mau phân hủy và giữ rất nhiều nước.

+ Phân bánh dầu miếng: vừa rẻ vừa tiện lợi, lại bền lâu. Sau Tết chỉ cần bẻ bánh dầu ra từng miếng nhỏ cỡ bằng 2 ngón tay, dùng nẹp tre hay dao cùn moi đất chung quanh vành chậu ra, nhét sâu xuống sát vành chậu, xa gốc cây mỗi gốc cỡ từ 100-200gam tùy theo chậu lớn hay nhỏ và cho thêm một ít thuốc trừ sâu rầy như  Vibasu 10H hoặc một ít thuốc trừ kiến là được. 

Khi tưới nước, bánh dầu miếng sẽ tan ra từ từ. Đến khoảng tháng 5-6 âm lịch, đầu mùa mưa, bón thêm một lần bánh dầu miếng nữa như lần trước nữa là đủ cả năm để tiếp sức cho cây Mai ra chồi ra lá mới.

+ Phân Dynamic Lifter: là phân hữu cơ đậm đặc của Úc, giá hơi đắt nhưng bón rất tốt. Đây là loại phân chuồng qua chế biến có trộn thêm các nguyên tố trung lượng và vi lượng như lưu huỳnh, Magiê, sắt, Mangan, kẽm, đồng, bo, molyp…Đặc biệt là được diệt hết mầm cỏ nên khi bón sẽ không mọc cỏ. Cách dùng phân này rất đơn giản, chỉ cần xới đất rồi chôn vào hoặc trộn với đất trước rồi bỏ vô gốc cây cũng được. Loại phân này hơi lâu tan, 2-3 tháng mới cần bón thêm một lần, rất tiện.

Cách bón thúc cho cây mai

Bà con có thể bón thúc thêm cho cây mai bằng phân hóa học để hiệu quả tăng thêm. Các loại phân hóa học bà con có thể sử dụng như:

+ Phân bón NPK 30-10-10: có tỷ lệ đạm (N) cao, dùng để bón cho cây tăng trưởng nhanh. Sau Tết nên bón phân hữu cơ cùng với phân hóa học loại này để cây mau phục hồi, phát triển đâm chồi nhảy tược mạnh hơn.

+ Phân bón NPK 15-30-15, loại 6-30-30 là những loại phân có tỷ lệ Lân (P)  và Kali (K) cao, có tác dụng kích thích cho cây mai ra nhiều nụ hoa và nụ hoa to.

+ Phân bón NPK 10-50-10: bón để kích thích cho ra hoa nhiều và mạnh. Khi gần đến Tết, khoảng tháng 9-10 âm lịch, bà con cần bón thúc thêm các loại phân hóa học NPK loại có tỷ lệ Lân và Kali cao để cho cây Mai ra nhiều hoa, hoa to, màu sắc đẹp và lâu tàn.

Bón phân qua lá cho cây mai

Ngoài cách bón phân vào đất thì bà con có thể bón phân qua lá cho cây mai, phân bón qua lá là các loại phân hòa tan trong nước và tưới phun lên lá. Bà con có thể sử dụng một số loại như:

  • Phân bón lá Komix, Mymix: pha đúng theo liều lượng hướng dẫn, sau đó phun sương lên lá làm tế bào lớn đều, làm cây sinh trưởng nhanh.
  • Phân bón lá Atonik: giúp cây phát triển nhanh, làm tăng năng suất cây trồng.

Tùy điều kiện mà bà con có thể bón lót phân hữu cơ cho cây mai sau Tết và gần đến Tết năm sau bón thúc thêm phân hóa học để cây mai ra hoa nhiều hơn. Nếu như cây mai được trồng dưới đất trước sân nhà thì bà con chỉ cần cuốc đất khoảng 5-7 lỗ nhỏ xung quanh, cách gốc khoảng 5 tấc, cho phân vào rồi lấp đất kỹ lại, rắc thêm một ít thuốc trừ kiến, trừ sâu rầy là được.

AgriDrone Việt Nam cung cấp giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu, rải phân bón cho cây trồng như: DJI Agras T30, DJI Agras T40, DJI Agras T20P… giúp tăng công suất làm việc, tiết kiệm nhân công, tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón, giải phóng sức lao động cho người nông dân.

Trên đây là hướng dẫn cách chăm sóc và bón phân cho cây mai sau Tết. Chúc bạn thành công. 

NHẬN TƯ VẤN Cách bón phân cho mai sau Tết