Bệnh cháy lá sầu riêng nguyên nhân và cách phòng trừ


Bệnh cháy lá chết ngọn trên cây sầu riêng là bệnh rất thường gặp gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Vậy triệu chứng của bệnh là gì, cách phòng trừ bệnh cháy lá sầu riêng ra sao?

Theo kinh nghiệm của bà con trồng sầu riêng, khi mua giống cây từ các vườn ươm về thì không nên trồng ra vườn ươm ngay mà nên đặt cây ở một góc vườn để cây làm quen với nắng và môi trường mới. Cây sầu riêng khi còn ở trong vườn ươm được chăm sóc trong điều kiện phù hợp nên phát triển rất nhanh, khi được chuyển ra môi trường bên ngoài, cây thường chững lại và có thể mắc một số bệnh, trong đó thường gặp nhất là bệnh cháy lá chết ngọn trên cây sầu riêng.

Nguyên nhân gây bệnh cháy lá sầu riêng

Bệnh cháy lá sầu riêng (bệnh cháy lá chết ngọn) do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Điều kiện nhiệt độ thích hợp để nấm bệnh sinh sôi và phát triển là 28 độ C, nấm phát triển kém ở nhiệt độ 35 độ C và ngưng phát triển ở 100 độ C.

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, sợi nấm mọc trên vết bệnh và nhanh chóng lây lan sang các lá bên cạnh, các hạch nấm đôi khi cũng có thể quan sát được trong điều kiện như vậy.

Những lá cây sầu riêng bị nhiễm bệnh sẽ bị rụng sớm, trong trường hợp bị nặng thì cả tán cây bị trụi lá làm giảm khả năng quang hợp của cây, ảnh hưởng đến việc ra hoa kết quả.

Bệnh cháy lá chết ngọn trên cây sầu riêng có triệu chứng như thế nào?

Bệnh cháy lá sầu riêng có thể phát sinh trên cả lá non và lá già, biểu hiện ban đầu là những đốm nhỏ, sũng nước, sau đó chúng liên kết lại thành mảng bất dạng nhũn nước hay phỏng nước sôi trên lá.

Sau đó những đốm bệnh này khô đi và chuyển sang màu nâu sáng với rìa màu nâu tối khiến cho lá bị biến dạng và bị quăn lại. Bệnh thường gặp trên cây sầu riêng này thường gây hại tập trung từng cụm trên vườn ươm và sau đó lây lan rộng rãi. Các lá bị nhiễm bệnh có thể kết dính lại do sự mọc lan của sợi nấm, đôi khi bà con có thể quan sát thấy những hạch nấm màu nâu dạng tròn hay dẹp nhỏ nên có khi khô chúng dính lại với nhau nhưng không rụng. Bệnh cháy lá chết ngọn sầu riêng có thể tấn công trên thân non làm khô chết phần ngọn phía trên và sau đó có màu trắng xám.

Phòng trừ bệnh cháy lá chết ngọn trên cây sầu riêng như thế nào?

Để vườn cây phát triển tốt, không bị nấm bệnh, bà con cần lưu ý phòng trừ bệnh cháy lá chết ngọn sầu riêng như sau:

  • Khi cây còn ở giai đoạn cây con, bệnh có thể được phòng tránh bằng cách tưới nước thường xuyên nhưng không quá ẩm. Cây sầu riêng con nên được trồng ở khoảng cách thưa. Bệnh có thể khống chế bằng cách phun lên lá các loại thuốc bảo vệ thực vật như Monceren, Benomyl, Carbendazim, Topsin M, Bonanza, ThioM, Ridomil MZ Validamycin (Validan, Vanicide,…) hoặc có thể tưới lên đất. Bà con cần lưu ý chọn nơi thoáng mát, đón nắng sáng và hạn chế nắng chiều để đặt cây, khoảng cách giữa các cây không nên quá gần.
  • Giai đoạn cây đã lớn, bà con cũng nên phun các loại thuốc bảo vệ thực vật trên thường xuyên hoặc bà con có thể tiêm thuốc trực tiếp vào cây.
  • Vệ sinh vườn cây sạch sẽ, loại bỏ và tiêu hủy cành và lá bị bệnh trong vườn để tránh lây lan sang các cây khác.
  • Dọn sạch cỏ dại và rác trong vườn, giữ cho vườn cây thông thoáng sẽ giúp hạn chế bệnh tốt.
  • Trong vườn ươm, để mật độ cây vừa phải và không tưới quá nhiều nước. Bà con lưu ý không đặt cây sầu riêng con dưới tán sầu riêng lớn.
  • Tỉa bớt các cành của cây con gần mặt đất, không ủ gốc vào mùa mưa.
  • Kết hợp việc phun thuốc hóa học lên tán cây với việc xử lý đất.
  • Bà con có thể dùng nấm đối kháng Trichoderma để phòng trị.

Sử dụng máy bay không người lái phun thuốc cho cây sầu riêng

Bệnh cháy lá chết ngọn trên cây sầu riêng có thể lây lan nhanh làm hại cả vườn cây nếu như bà con không thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh kịp thời. Do đó việc phun thuốc phòng trị bệnh nhanh chóng cho cây là điều hết sức quan trọng. Với diện tích vườn cây lớn, việc phun thuốc thủ công vừa tốn nhiều thời gian, vừa tốn nhiều nhân công mà hiệu quả lại thấp, do đó nhiều nơi bà con đã tìm đến giải pháp phun thuốc cho cây sầu riêng bằng máy bay không người lái điều khiển từ xa.

Máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái có công suất làm việc mạnh mẽ, thời gian phun chỉ 10 – 15 phút/ha giúp bà con dập dịch hại nhanh chóng, ngăn ngừa dịch bệnh hại lây lan. Mô hình ứng dụng máy bay phun thuốc cho cây sầu riêng là giải pháp hỗ trợ đắc lực cho các vùng chuyên canh trồng cây ăn trái nói chung hay cây sầu riêng nói riêng. Không những thế, sử dụng máy bay phun thuốc giúp nông dân hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại, an toàn cho sức khỏe, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

AgriDrone Việt Nam hiện nay triển khai mô hình máy bay phun thuốc cho cây sầu riêng ở nhiều địa phương và mang lại những hiệu quả rất tích cực. AgriDrone Việt Nam được biết đến là đơn vị chuyên cung cấp giải pháp máy bay nông nghiệp với nhiều công nghệ máy bay hiện đại như máy bay phun thuốc DJI Agras T10, DJI Agras T30, T20. Bà con có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin vui lòng liên hệ đến số Hotline của AgriDrone Việt Nam để được tư vấn cụ thể.

Tìm hiểu thêm: Bệnh rỉ sắt trên cây sầu riêng

NHẬN TƯ VẤN Bệnh cháy lá sầu riêng nguyên nhân và cách phòng trừ